Địa chỉ: Hùng An - Kim Động - Hưng Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền phòng chống, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì

Kính thưa các bậc phụ huynh.
Như chúng ta đã biết ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước kinh tế xã hội phát triển, đời sống ngày một nâng cao, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con. Vì thế việc  chăm sóc trẻ được tất cả phụ huynh luôn quan tâm đến. Nhưng chăm sóc như thế nào để trẻ phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh thì các bậc phụ huynh và các cô giáo cần biết một số nội dung để phòng, chống, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì. Dưới đây là một số nội dung trường mầm non Hùng An sưu tầm để các bậc phụ huynh tham khảo.
I. Phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi
1. Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và prôtêin cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể PT. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
2. Nguyên nhân
Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
Do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Do điều kiện kinh tế xã hội.
3. Những trẻ có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng.
Trẻ từ 6-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi này bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ. Trẻ thấp cân (dưới 2500g). Trẻ không được bú sửa mẹ trong năm đầu. Trẻ thường xuyên bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi. Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, có nguy cơ bị SDD. Trẻ sống trong gia đình đông con, kinh tế khó khăn. Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi: Nhiều mẹ nghĩ để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm chỉ cần cho ǎn bột muối, thức ăn dặm thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn.
4. Hậu quả của SDD là
- Tăng nguy cơ mắc bệnh: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy….
SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xẩy ra và kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng, vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
- Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ càng bị ảnh hưởng trầm trong hơn.
- Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đại tối đa tiềm năng di truyền của mình.
- Chậm phát triển tâm thần: trẻ suy dinh dưỡng thường là thiếu nhiều chất, trong đó có những chất rất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ.
- Trẻ bị SDD thường bị chậm chạp, lờ đờ, vì vậy giao tiếp xã hôi thường kém, kéo theo giảm khả năng tiếp thu trong học tập, giảm khả năng tiếp thu trong học tập.
5. Xác định suy dinh dưỡng
Sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tình trạng SDD. Kết quả nằm từ trong kênh -2 đến +2 là bình thường. Nếu kết quả của trẻ nằm ở kênh dưới -2 và -3 là SDD vừa và nặng.
6. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
+ Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, đủ chất phù hợp theo tháng tuổi, bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.
+ Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng...
+ Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
+ Giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín
để giúp trẻ phát triển chiều cao.
+ Vận động phụ huynh mua sữa đem đến trường cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.
+ Tuyên truyền cha mẹ ở nhà có thực đơn phù hợp đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.
+ Giáo viên hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước bữa ăn, vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn.
+ Không để trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, như vậy trẻ sẽ sao lãng việc ăn và không có thói quen cảm nhận mùi vị thức ăn.
+ Đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi thoáng mát, sạch sẽ
+ Đồ dùng đồ chơi của trẻ vệ sinh hàng ngày, hàng tuần sạch sẽ, khô ráo.
     + Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.
- Phòng chống thiếu vi chất bằng sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại địa phương. Chế độ ăn cân đối hợp lý phối hợp nhiều loại thực phẩm nên chia nhỏ bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để dễ hấp thu. Với những trẻ bị duy dinh dưỡng vì bữa chính trẻ không ăn hết suất nên tăng thêm bữa phụ cho đến khi cân nặng của trẻ trở về bình thường hằng ngày theo dõi tình hình trẻ ăn ở trường nếu ngày nào trẻ ăn không tốt cần trao đổi với cha mẹ trẻ vào cuối ngày để cha mẹ trẻ tăng cường bữa ăn ở nhà .Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy .dùng giá đổ xanh để hóa lỏng bột đẻ tăng bột khô mà độ lỏng của bột không thay đổi cứ 10g bột cho 10 g giá đỗ giả nhỏ lọc lấy nước .Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ,cách chế biến bữa ăn ở nhà để trẻ có chế độ dinh dương tốt nhất cả ở nhà và ở trường. Khi bị nhiễm trùng hoặc tiêu chảy phải điều trị và quan tâm chăm sóc dinh dưỡng trong và sau thời gian mắc bệnh. Nếu trẻ đang bú mẹ, phải tiếp tục cho bú, chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn nhiều lần cho đến khi hồi phục trở về bình thường.
7. Phòng chống suy dinh dưỡng
Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. xây dựng thực đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng: Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
II. Phòng chống thừa cân béo phì.
  1. Khái niệm
Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá quy định, tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì
- Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, thói quen trong ăn uống: như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
- Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.
- Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.
- Yếu tố gia đình, di truyền: Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo, đột biến đơn gen, tác động đa gen.
- Yếu tố kinh tế xã hội
- Bệnh nội tiết: Do tác dụng phụ của thuốc
3. Hậu quả của chứng thừa cân, béo phì
Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong. Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần ao với da khi vận động. Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và chuyển hóa. Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở trẻ em.
6. Phòng chống thừa cân béo phì
Để dự phòng thừa cân và béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ
Ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa. Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, cần tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya. Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.
Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời. Chế biến khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó. Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, Phomat, sữa giàu béo Trẻ ăn uống hoạt động tích cực để phòng thừa cân, béo phì
Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, Chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.
Trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bì thừa cân, béo phì tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, leo cầu thang… Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần.
 
 
                                                 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết